Power

Gây nhiều hậu quảCuối tháng 5, trang web của Trung t&acir vayne build

【vayne build】Chặn đứng tin giả

Gây nhiều hậu quả

Cuối tháng 5,ặnđứngtingiảvayne build trang web của Trung tâm xử lý tin giả VN (Bộ TT-TT) đã phát đi cảnh báo về việc kẻ xấu giả mạo tên các bác sĩ, lương y, tư vấn bệnh, tư vấn dùng sản phẩm chức năng để chữa bệnh trên mạng xã hội. Có những video nhân vật tự xưng là bác sĩ Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 (Hà Nội) giới thiệu sách Minh triết trong ăn uống của người phương Đông "có thể chữa bệnh".

Chặn đứng tin giả - Ảnh 1.

Không gian mạng khiến tin giả, tin sai sự thật phát tán nhanh hơn, rộng hơn

Thu Hằng

Video này được chia sẻ lại ở một số trang Facebook cá nhân có hơn 200.000 người theo dõi, tạo niềm tin rằng "bác sĩ Quân y 108" khẳng định "liệu pháp chữa lành tự nhiên" là "chữa tất cả", sau đó dẫn dắt mua thực phẩm chức năng.

Theo cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế, việc tin theo các nội dung quảng cáo sai sự thật khiến người bệnh không đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh kịp thời, sẽ bỏ qua giai đoạn điều trị khỏi bệnh, vừa tổn thất về kinh tế, vừa tổn hại sức khỏe.

Nhiều thông tin thiếu kiểm chứng, bịa đặt, phản cảm được người dùng mạng xã hội chia sẻ rộng rãi gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đơn cử thông tin bịa đặt "Nữ sinh Trường đại học Ngoại ngữ - tin học TP.HCM đang học giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường Quân sự Quân khu 7 nhảy lầu tự tử do bị xâm hại" xảy ra đầu năm 2023. Liên quan vụ việc này, Cơ quan điều tra hình sự Quân khu 7 đã quyết định khởi tố đối tượng vu khống, xuyên tạc sai sự thật, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của quân đội.

Dẫn chứng từ ví dụ trong thời gian cao điểm dịch bệnh năm 2021, các tin giả liên quan Covid-19 khiến nhiều người đổ xô đi gom hàng, di chuyển khỏi nơi ở làm cho tình trạng lây lan bệnh càng nghiêm trọng, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), cho hay: "Trước đây, tin giả phát tán bằng cách truyền miệng, phát tờ rơi... với mức độ lan tỏa thấp. Từ khi có sự xuất hiện của internet và mạng xã hội thì tin giả, tin sai sự thật có thể được lan truyền tới hàng triệu người chỉ trong vài giây. Thậm chí, nhiều đối tượng dùng trí tuệ nhân tạo cắt ghép lồng gương mặt người nổi tiếng vào video... ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác".

Chặn, gỡ bỏ hàng chục ngàn thông tin sai sự thật

Để tiếp nhận phản ánh về các thông tin sai sự thật, tin xấu độc, tin có dấu hiệu giả mạo, trong thời gian qua, Bộ TT-TT đã đưa vào vận hành trang tingia.gov.vn, nhằm kịp thời xác minh, công bố để người dân có thể phản ánh, kiểm chứng các thông tin xấu độc, giả mạo trên mạng xã hội.

Ngoài ra, Bộ TT-TT thường xuyên rà quét, phát hiện và xử lý, ngăn chặn, gỡ bỏ hàng chục nghìn thông tin vi phạm pháp luật, chủ yếu là các vi phạm về tin giả, thông tin xấu độc tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, nói xấu, bôi nhọ uy tín, danh dự, nhân phẩm các tổ chức, cá nhân, quảng cáo vi phạm pháp luật…

Trong báo cáo vừa được Bộ trưởng Bộ TT-TT thay mặt Chính phủ gửi Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết giám sát, chất vấn lĩnh vực TT-TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cơ quan này cũng đã đấu tranh, yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới, điển hình là Facebook, Google, TikTok, Apple, Netflix… phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ những nội dung xấu độc, tin giả, tin sai sự thật, quảng cáo sai, phản cảm.

Riêng từ tháng 1 - 6 vừa qua, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 2.265 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức. Nền tảng này cũng gỡ bỏ 3 tài khoản giả mạo các cá nhân, tổ chức và khóa 8 tài khoản thường xuyên đăng tải tin giả, thông tin xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước; gỡ 30 page quảng cáo, mua bán hóa đơn.

Google đã gỡ 4.910 video vi phạm trên YouTube; chặn 2 kênh YouTube phản động khỏi truy cập từ lãnh thổ VN (Kênh nóng TV và Chính sự TV). TikTok cũng đã chặn, gỡ bỏ 397 link vi phạm, đăng tải thông tin sai sự thật, nội dung tiêu cực; trong đó, có 139 tài khoản thường xuyên đăng tải nội dung chống phá Đảng, Nhà nước.

Cổng tingia.gov.vn tiếp nhận hơn 5.700 phản ánh, trong đó có 1.642 tin có thể kiểm chứng; 880 tin phản ánh về tin xấu độc; 962 tin báo tin sai, tin không đúng nội dung phản ánh, không đúng thẩm quyền xử lý…; 933 tin báo về lừa đảo tài chính qua mạng. Đồng thời, thực hiện công bố kịp thời nhiều tin giả, tin sai sự thật, kịp thời ngăn chặn phát tán tin giả, tin sai sự thật, thực hiện các bài viết cảnh báo về hiện tượng lừa đảo, phát tán tin giả trên mạng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: "Hiện nay, có nhiều dịch vụ và phương thức cung cấp nội dung mới phát sinh trên mạng. Điển hình như hoạt động livestream trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, nội dung phát tán nhanh, khi có vi phạm thì mức độ ảnh hưởng lớn, gây bức xúc trong xã hội, trong khi việc yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ theo quy trình mất nhiều thời gian".

Bên cạnh đó, các dịch vụ mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào VN đang phát triển rất nhanh chóng, thu hút rất đông người dùng trong nước, nhưng một số quy định quản lý đã lạc hậu.

Một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào VN chưa tuân thủ pháp luật VN, tìm cách né tránh, lấy lý do không có văn phòng đại diện tại VN, tự do ngôn luận, tự do internet để tìm cách tránh việc tuân thủ các quy định của pháp luật VN.

Siết chặt quản lý các nền tảng xuyên biên giới

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT-TT hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Theo đó, dự thảo nghị định cũng bổ sung quy định các mạng xã hội phải cung cấp công cụ tìm kiếm, rà quét nội dung theo yêu cầu của Bộ TT-TT, nhằm phát hiện kịp thời nguồn phát tán thông tin vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp; bổ sung quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương tham gia quản lý không gian mạng; đề xuất bổ sung quy định yêu cầu mạng xã hội trong nước và xuyên biên giới tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng an ninh quốc gia.

Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Lê Quang Tự Do cũng cho biết thời gian tới Bộ TT-TT đề nghị bổ sung quy định triển khai xác thực người dùng tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại di động. Năm 2024, Bộ TT-TT sẽ triển khai các chương trình, giải thưởng lớn cho nhà sáng tạo nội dung nhằm phát triển nội dung sạch.

Chặn đứng tin giả - Ảnh 2.

Bên cạnh sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật, Bộ TT-TT tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý thông tin trên môi trường mạng, nhất là trên các nền tảng xuyên biên giới, duy trì tỷ lệ ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung xấu độc ở mức cao (93%); tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xác minh, điều tra, truy vết và xác định các hành vi, đối tượng vi phạm các quy định về nội dung thông tin để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; thí điểm giám sát, kiểm tra các nền tảng xuyên biên giới chưa có văn phòng tại VN.

"Trong thời gian tới, những quy định mới được ban hành sẽ bổ sung, tăng cường thêm trách nhiệm của người dùng internet và mạng xã hội trong việc đăng tải, chia sẻ, bình luận và kèm theo đó là thêm các chế tài có sức răn đe, cảnh báo mạnh hơn", ông Lê Quang Tự Do nhấn mạnh. 

Triển khai chiến dịch chống tin giả trên mạng xã hội

Nhằm nâng cao ý thức người dùng internet tại VN, có thể nhận biết, phát hiện, phòng tránh tin giả, thông tin xấu độc trên mạng, trong tháng 10, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử phối hợp Công ty CP dịch vụ trực tuyến FPT và TikTok VN phát động Chiến dịch "Tin" nhằm nâng cao ý thức người dùng internet tại VN.

Với thông điệp "Tin trên mạng, tin cho đúng", mục tiêu của chiến dịch là cung cấp những thông tin, kỹ năng cơ bản để người sử dụng internet có thể nhận biết, phát hiện, phòng tránh tin giả, thông tin xấu độc trên mạng. Đồng thời, nhận thức rõ trách nhiệm trong việc đăng tải, cung cấp, chia sẻ thông tin trên mạng.

Cuộc thi chủ đề Anti Fake News (chống tin giả) nằm trong chuỗi chiến dịch được tổ chức từ ngày 2 - 28.10 là sân chơi dành cho mọi đối tượng có thể sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok nhằm tuyên truyền phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng. Để tham gia, người dự thi cần đăng video tối thiểu 15 giây ở chế độ công khai kèm hashtag #AntiFakeNews #tin trên nền tảng TikTok.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap