Power

Ngày 6.10, tiến sĩ - bác sĩ Trần Hữu Thanh Tùng (Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện đa khoa T mắt 2 mí

【mắt 2 mí】Tưởng bệnh nhẹ không đi khám, người phụ nữ bị mù hai mắt do u tuyến yên

Ngày 6.10,ưởngbệnhnhẹkhôngđikhámngườiphụnữbịmùhaimắtdoutuyếnyêmắt 2 mí tiến sĩ - bác sĩ Trần Hữu Thanh Tùng (Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM) cho biết kết quả xét nghiệm máu người bệnh ghi nhận nồng độ hoóc môn prolactin được tiết ra bởi thùy trước của tuyến yên là 1035 ng/ml, tăng 34 lần so với bình thường

Bác sĩ nhận định đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân tiết sữa dù đã mãn kinh. Các bác sĩ tiếp tục cho chụp MRI (cộng hưởng từ) phát hiện có khối u lớn ở tuyến yên với kích thước 45x37x47 mm. Khối u xâm lấn giao thoa thị giác khiến người bệnh không thể nhìn thấy mọi vật xung quanh. Kích thước khối u ngày càng to, chèn ép vào não gây đau đầu dữ dội và yếu.

Bệnh nhân được ê kíp bác sĩ khoa Phẫu thuật thần kinh lấy khối u tuyến yên bằng phương pháp mổ nội soi xuyên qua mũi. Ca phẫu thuật diễn ra gần 2 tiếng, khối u tuyến yên được loại bỏ hết mà không gây tổn thương vùng lân cận như mạch máu, dây thần kinh, nhu mô não…

Tưởng bệnh nhẹ không đi khám, người phụ nữ bị mù hai mắt do u tuyến yên - Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trong quá trình điều trị

T.A

Năm ngày sau mổ, bệnh nhân không còn đau đầu, vú không còn tiết sữa, tự mình ngồi dậy và đi lại trong phòng bệnh. Riêng vùng thị giác bị tổn thương nghiêm trọng nhiều năm trước đó nên không thể hồi phục.

Khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết cách đây 3 năm phát hiện áo bị ướt do vú tiết sữa kèm theo đau đầu, nghĩ bệnh nhẹ nên không đi khám. Tháng 8.2022, bắt đầu nhìn mọi vật đều nhòe, đi điều trị nhiều nơi nhưng không cải thiện. Sau đó, bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh để thăm khám và điều trị.

Sau điều trị, bà K. cho biết, tuy mắt không sáng trở lại nhưng không còn nằm liệt giường như trước, nên cũng thấy an ủi phần nào. Bà cũng bày tỏ sự nuối tiếc nếu điều trị sớm hơn có lẽ sẽ không bị mù.

Khoảng 60% ca suy giảm thị lực do u tuyến yên lớn

Bác sĩ Tùng cho biết u tuyến yên có nhiều loại khác nhau theo nhóm tế bào, phần lớn u tuyến yên lành tính. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người từ 30-40 tuổi. U tuyến yên chiếm 10%-15% tổng số u phát triển trong hộp sọ. Khoảng 77/100.000 người mắc u tuyến yên. U tuyến yên được chia ra 2 loại chính gồm u tuyến yên không tăng tiết hoóc môn và u tuyến yên tăng tiết hoóc môn.

U tuyến yên lành tính tuy không xâm lấn sang các bộ phận khác nhưng có thể phát triển lớn gây áp lực lên các cấu trúc gần đó, sinh ra các triệu chứng như buồn nôn, giảm thị lực, nhìn mờ, nhìn đôi. Khoảng 40%-60% số người mắc u tuyến yên kích thước lớn bị suy giảm thị lực. Người bệnh nhức đầu do áp lực u gây ảnh hưởng các mô lân cận. Người bệnh cũng có thể có các tình trạng tăng tiết hoóc môn hay suy giảm tiết hoóc môn do suy tuyến yên sẽ dẫn đến các triệu chứng như: tăng trưởng quá mức hoặc chậm phát triển chiều cao ở trẻ, vô sinh nam và nữ, kinh nguyệt không đều, tăng hay giảm cân không lý do, trầm cảm, lo lắng…

U tuyến yên thường có 3 phương pháp điều trị:  dùng thuốc, xạ trị, phẫu thuật. Trong đó, phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi khối u chèn ép giao thoa thị giác, thần kinh thị giác bị chèn ép bởi khối u ảnh hưởng đến thị lực, người bệnh bị đau mặt, đau đầu, yếu liệt cơ thể, nồng độ hoóc môn tuyến yên tăng hoặc giảm quá nhiều…

Bác sĩ Tùng khuyến cáo khi nhận thấy các triệu chứng bất thường người bệnh nên đi khám điều trị sớm. Để phòng bệnh u tuyến yên, người dân nên chủ động đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất 1 lần/năm.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap