Ngày 6.10,ìmnguồnvốnpháttriểnhạtầngvùngĐôngNambộghế tựa bệt Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học Cơ chế đặc thù phát triển vùng Đông Nam bộ: Đề xuất cơ chế tài chính và đầu tư phát triển vùng.
Tại hội thảo, nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới nhận định vùng Đông Nam bộ (gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa-Vũng Tàu) là động lực tăng trưởng nhưng vai trò đang dần suy giảm. Kết cấu hạ tầng vùng còn yếu, thiếu tính kết nối, một số công trình trọng điểm chậm tiến độ, phát triển công nghiệp còn thiếu tính bền vững…
Để có nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng, nhóm nghiên cứu đề xuất 5 phương án thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam bộ. Trong đó, phương án được ưu tiên là thành lập quỹ phát triển hạ tầng vùng như một ngân hàng chính sách mới với các cổ đông hay thành viên góp vốn là Chính phủ và UBND các địa phương trong vùng, về sau có thể huy động thêm nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Mô hình này sẽ khắc phục được những bất cập của mô hình quỹ đầu tư phát triển địa phương hiện nay và Ngân hàng Phát triển VN, hoạt động theo nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế.
Ngoài vốn chủ sở hữu, quỹ được phép huy động vốn từ trái phiếu, ODA và các nguồn hợp pháp khác.
Cũng tại hội thảo, TS Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98/2023, cho rằng phải xác định được đối tượng đầu tư của quỹ gồm: đường cao tốc, đường sắt, hạ tầng cảng, hạ tầng viễn thông, xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn, xử lý chất thải điện, năng lượng sạch.
Bên cạnh đó, PGS-TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển giao thông vận tải Việt Đức (Trường ĐH Việt Đức), nhìn nhận ngoài các tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 thì cần phát triển các đường cao tốc xuyên tâm để nối TP.HCM với Bình Dương, thậm chí sang Campuchia. Chuyên gia này dự báo nếu không có hệ thống cao tốc và đường sắt thì chỉ sau 10 - 15 năm nữa đường Vành đai 3 sẽ bị mãn tải, không đáp ứng được nhu cầu lưu thông.
Ông Nguyễn Quang Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC), cho rằng cần tính tới "đường về" cho quỹ, tức là cơ chế sử dụng vốn phải hiệu quả, có nguồn thu để trả nợ. Ông dẫn chứng trước đây HFIC cho vay làm dự án BOT xa lộ Hà Nội, thời gian thu hồi vốn mất trên 20 năm thì chỉ có doanh nghiệp mạnh thì mới thực hiện được, bởi lẽ ngân hàng hoặc huy động trái phiếu chỉ tối đa 5 - 10 năm. Như vậy, nếu làm một tuyến đường sắt khoảng 50.000 tỉ đồng trở lên thì cần đặt vấn đề quỹ phát triển hạ tầng vùng có bao nhiêu tiền để tham gia, và khi tham gia thì tiền đâu để trả nợ trong khoảng 30 năm.
Để tăng tính khả thi, ông Thanh khuyến nghị xây dựng cơ chế tài chính, ngân sách nhà nước đảm bảo. Cụ thể, ngân sách nhà nước sẽ bố trí hằng năm một khoản để trả nợ cho ngân hàng hoặc trái phiếu trong giai đoạn đầu vận hành dự án. Một phương án khác là nhà nước bố trí vốn ngân sách tham gia dự án ngay từ đầu với tỷ lệ phù hợp.